TRẢ LẠI TÊN VÀ QUÊ QUÁN CHO ANH

Hơn 5 ngàn nghĩa trang liệt sĩ cả nước đang chăm sóc các anh, tuy nhiên số liệt sĩ có đầy đủ thông tin còn quá ít do chiến tranh kéo dài và ác liệt cùng một số nguyên nhân khác mà gần một triệu liệt sĩ bây giờ chưa biết ở nơi nào. Hoặc đã vào nghĩa trang nhưng chưa xác định danh tính.

Đi suốt dặm dài non nước

Máu các anh, xanh mướt những rừng cây

Xương các anh chất cao như núi

Để rồi đất nước đẹp hôm nay…”

 

Tôi cứ nhẩn nha đọc những vần thơ trên để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc.

Hơn 5 ngàn nghĩa trang liệt sĩ cả nước đang chăm sóc các anh, tuy nhiên số liệt sĩ có đầy đủ thông tin còn quá ít do chiến tranh kéo dài và ác liệt cùng một số nguyên nhân khác mà gần một triệu liệt sĩ bây giờ chưa biết ở nơi nào. Hoặc đã vào nghĩa trang nhưng chưa xác định danh tính.

Số liệt sĩ may mắn đã được vào nghĩa trang thế nhưng quê quán còn thiếu ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm hy sinh cũng không có. Hàng ngày tôi vẫn nhận được thư và các cuộc điện thoại gọi tới nhờ tìm liệt sĩ. Bằng nhiều năm gắn bó với nghĩa trang với kinh nghiệm tra cứu, giải mã các ngôi mộ chưa đủ thông tin đã có nhiều kết quả đáng mừng. Hơn 4 ngàn gia đình liệt sĩ từ mọi miền đất nước đã hồi âm, mỗi liệt sĩ là một câu chuyện tình cảm thiêng liêng tha thiết.

Tại nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 ghi: Liệt sĩ Nguyễn Đức Bính, không ngày tháng năm sinh, không quê quán và cả ngày, tháng hy sinh cũng không có, và rồi thượng tá Nguyễn Đức Thịnh, Hải Quân vùng 4 đã nhận ra người thân của mình quê quán xã Kênh Giang - Thủy Nguyên - Hải Phòng. Đó là liệt sĩ Nguyễn Đức Bính, người lính lái xe Trường Sơn năm xưa. Nghĩa trang liệt sĩ Vĩnh Cửu ghi: Liệt sĩ Phan Văn Thạc đã được xác định là Phạm Văn Chạc, quê quán Cẩm Xá - Mỹ Hào - Hưng Yên. Liệt sĩ Dương Đức Sinh và Nguyễn Văn Triệu quê Bắc Giang bị coi là mất tích. Hai gia đình đã được minh oan và được hưởng chế độ sau khi vào nghĩa trang Gò Dầu làm thủ tục nhận hài cốt. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Oan và Nguyễn Chộm nhiều năm tìm kiếm ở Quân khu 9 không có kết quả và rồi họ đã vui mừng báo tin đó là Nguyễn Văn Ơn (Trà Vinh) và Nguyễn Văn Chộm (Tiền Giang) đang ở nghĩa trang Bến Cầu và Lộc Ninh thuộc Quân khu 7. Nghĩa trang liệt sĩ Phú Yên ghi: Liệt sĩ Bùi Văn Mo được xác định là Bùi Văn Mô, Kim Bôi - Hòa Bình. Nghĩa trang liệt sĩ Gò Dầu ghi: Liệt sĩ Trần Đình Khuông được xác định là Nguyễn Văn Cuông quê quán Hà Nam. Hai liệt sĩ cùng học một trường, cùng đi bộ đội một ngày, cùng hy sinh trong một trận đánh và vào cùng một nghĩa trang Trà Võ. Và rồi họ lại cùng nhau về lại quê hương Vũ Công - Kiến Xương - Thái Bình, đó là hai chú cháu ruột Nguyễn Văn Luyến và Nguyễn Văn Hạnh. Bà Đỗ Thị Quý quê Sơn Dương - Tuyên Quang kể: Tôi vào ở với con gái 8 năm, kề ngay nghĩa trang liệt sĩ Quận 9, thường xuyên vào thắp hương cho các anh lính liệt sĩ mà không hay biết bố mình Đỗ Anh Hào nằm tại đây. Bởi vì giấy báo tử chỉ ghi hy sinh mặt trận phía Nam, cái khái niệm phía Nam ấy trải dài từ Quảng Trị đến Cà Mau, lên Tây Nguyên và sang cả nước bạn Campuchia. Các gia đình Hứa Minh Tâm (Phú Thọ), Phạm Văn Phượng (Thanh Hóa), Bùi Xuân Hưng (Hòa Bình), Hoàng Văn Thùy (Quảng Ninh) vì không có điều kiện nên thường xuyên gọi điện nhờ tôi thắp hương cho các liệt sĩ. Gia đình liệt sĩ Lê Minh Côn (Thừa Thiên Huế) tức tốc vào ngay nghĩa trang Châu Thành, khi đến nơi đã điện gọi cho tôi khi nhận ra đúng ngôi mộ người thân của mình. Liệt sĩ Phạm Tấn Kha cả dòng họ và chòm xóm góp tiền đưa liệt sĩ về quê Đồng Xuân - Phú Yên, mẹ liệt sĩ vui mừng khôn xiết, một năm sau cụ mãn nguyện ra đi. Nghĩa trang liệt sĩ Long Thành có ngôi mộ Nguyễn Văn Thức chỉ ghi “KBM” nhưng đã được xác nhận liệt sĩ quê quán Vĩnh Kim - Yên Bình - Yên Bái. Liệt sĩ Nguyễn Hữu Lịnh tên thật của ông Nguyễn Hữu Lệnh, quê quán Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, ông được thả từ nhà tù Côn Đảo (1973) đơn vị cho về quê nhưng ông xin ở lại chiến đấu và đã hy sinh tại Tân Biên. Hai anh em ruột Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Sinh quê quán Yên Thế đều hy sinh ở Tây Ninh. Tám liệt sĩ cùng quê Lương Điền - Hải Dương cùng vào trận và cùng hy sinh tại biên giới Tây Nam. Những người vợ thủ tiết thờ chồng nuôi bố mẹ và các em chồng bây giờ sống cô đơn như bà Hà Thị Biên Giới vợ liệt sĩ Hoàng Công Phúc, quê quán Tân Sơn - Phú Thọ, vợ liệt sĩ Lê Thanh Bình quê quán Thanh Hóa. Bà Phan Kim Lương vừa là vợ vừa là mẹ liệt sĩ. Bà Nguyễn Thị Tròn ở với chồng 4 ngày, thế rồi chồng là liệt sĩ Hà Văn Sen quê quán Hòa Bình không về nữa!. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Bá Đáng (Thừa Thiên Huế), Bùi Chọn (Quảng Ngãi) đều tìm ở Tây Nguyên và Quân khu 5 nhưng phần mộ ở tại nghĩa trang Quân khu 7. Mẹ liệt sĩ Hoàng Ngọc Vàn (Thanh Hóa) đã 100 tuổi vẫn nói chuyện qua điện thoại vui mừng khi nhận được tin con suốt 50 năm chờ đợi. Nghĩa trang Bình Dương ghi: Liệt sĩ Lê Văn An (Phước Tân - Nha Trang), liệt sĩ Trần Văn Cư ghi Phú Khánh, liệt sĩ Nguyễn Trọng Tiến ghi Phú Khánh, liệt sĩ Lê Đình Xê ghi Phú Khánh. Nhưng bốn liệt sĩ này được xác định là ở quê hương Bình Định. Có những ngôi mộ được xác định là đúng nhưng khi bốc lên không hề có hài cốt. Nghĩa trang liệt sĩ Phú Yên ghi: Liệt sĩ…… Hồng được xác định là Trần Văn Tiến (Chợ Gạo - Tiền Giang). Liệt sĩ Hà Văn Kiên ghi: Thị xã Thái Nguyên được xác định là Hà Văn Thàm, Nguyên Bình - Cao Bằng. Liệt sĩ Nguyễn Văn Ngân (miền Bắc) được xác nhận là Nguyễn Văn Ngấn, Ninh Hải - Ninh Giang - Hải Dương. Liệt sĩ Phạm Văn Lưỡng trên bia mộ chỉ ghi Phạm Văn Tương (miền Bắc) được xác nhận Phạm Văn Lưỡng, Hưng Đạo - Tứ Kỳ - Hải Dương. Liệt sĩ Tam tại nghĩa trang Tiền Giang không quê quán, không họ được xác nhận là Phí Ngọc Tam, quê quán Phù Cừ - Hưng Yên. Tin vào thầy bói, cô đồng, nhà ngoại cảm bốc nhầm hài cốt ở nơi hài cốt thật cách xa nhau hàng ngàn cây số.

Trên đây chỉ là những ngôi mộ bí ẩn mang tính điển hình của hàng ngàn ngôi mộ mà tôi đưa tin. Những ngôi mộ để được xác định đúng các gia đình liệt sĩ và tôi phải vất vả đến nơi này nơi khác tìm kiếm chứng lý, xác nhận ADN mới trả được đúng tên và quê quán cho liệt sĩ. Những ngôi mộ tập thể 50, 100, 200 đặc biệt tại nghĩa trang liệt sĩ Mộc Hóa - Long An có tới 281 người cùng chung một ngôi mộ. Rồi số đông ở các nghĩa trang chỉ ghi tên, không có họ, không có quê quán, ngày tháng năm sinh hoặc ghi chưa xác định danh tính còn nhiều vô kể.

Đến với nghĩa trang liệt sĩ nhiều lần, nhiều năm lòng tôi cảm xúc ngập tràn:

“Tên anh quê quán nơi nao

Biến thành màu mỡ ngấm vào cỏ cây

Người thân mong đợi tháng ngày

Còn tôi hy vọng bia đầy đủ tên…”

S.JPG (170 KB)

Ảnh: Ông Đào Thiện Sính (người đeo kính), sinh năm 1947, Cựu chiến binh huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, ngày đêm vẫn rong ruổi trên mọi nẻo đường, tìm đến các nghĩa trang liệt sỹ từ Quảng Trị vào Nam để ghi chép, viết và gửi hơn 40 nghìn lá thư cho thân nhân liệt sỹ. Cho đến nay, ông vẫn trăn trở nỗi niềm khôn nguôi đó là nhiều đồng đội của ông còn ở đâu đó trong lòng đất mẹ, chưa được về an nghỉ nơi quê nhà.

 

Bài thơ “Niềm hi vọng” đã được lên sóng VTV1, VTV8, VTV9 và KTV. Tôi đang lưu giữ hàng ngàn tên ngôi mộ do sai lệch tên, quê quán, năm sinh, ngày tháng, năm hy sinh, đơn vị. Hi vọng một ngày nào đó những cánh thư nghĩa tình sẽ tới những bản làng xa xôi, vùng sâu, vùng xa sẽ được xác định đúng là người con của quê hương mà người thân không ngờ tới. Họ đang khao khát đợi chờ. Biến niềm hi vọng thành sự thật chứ không phải là mơ.

CCB Đào Thiện Sính, huyện Khánh Vĩnh.